I. Nguyên nhân nào dẫn đến cây trồng bị ảnh hưởng do ngập lụt?
Hệ thống rễ thiếu oxy gây ngạt rễ, nên những rễ ăn sâu và những rễ non chết trước, rễ tầng nông và rễ lớn thiệt hại sau.
Ở điều kiện ngập nước kéo dài, sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kỵ khí, là môi trường phát triển cho các vi sinh vật yếm khí sinh ra các chất độc hại: CO¬2 , S..., Ngộ độc acid hữu cơ (rễ cây chết) phóng thích ra môi trường đất làm ảnh hưởng tế bào lông hút của rễ, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây thiếu chất, suy kiệt. Khi bị ngập lâu ngày rễ cây không còn khả năng phục hồi và cây sẽ chết.
Ngoài ra còn có tác hại của ấu trùng xén tóc (đục thân, đục cành) và nấm bệnh phát sinh hại rễ (chủ yếu Fusarium và phytopthora).
Ngộ độc khí Cộng thêm các yếu tố gió, sóng nước cũng làm lay động gốc rễ cây.
Các trường hợp xử lý ra hoa sử dụng ức chế sinh trưởng, như tưới gốc xoài bằng các chế phẩm có chứa Pachlobutrazol, tưới gốc nhãn bằng potassiumchlorate đã và đang làm mất sức hệ rễ, thì những tác động ngập lũ càng gây thêm nguy cơ cho cây.
Khả năng chống chịu ngập trong điều kiện nước triều thay đổi ít (nước lớn và nước ròng thay đổi 0,1- 0,3 cm) của cây ăn trái khác biệt giữa các loài, giống và có thể được chia ra làm các nhóm như sau:
- Nhóm cây mẫn cảm với ngập: Đây là nhóm cây rễ không có lông hút, cây dễ bị chết, không có khả năng phục hồi sau khi ngập trong thời gian ngắn (thường cây không thể chống chịu trong điều kiện ngập từ 10-15 ngày) như: Đu đủ, cóc, mít, nhãn, măng cụt, sầu riêng…
- Nhóm cây chịu ngập trung bình: Đây là nhóm cây rễ có lông hút (thường cây có thể chống chịu trong điều kiện ngập khoảng 15 – 30 ngày) như: Bưởi, cam quýt, chanh, ổi, vú sữa,…
- Nhóm cây chống chịu ngập khá: Đây là nhóm cây rễ có lớp cutin dày bảo vệ hoặc có hệ thống dẫn khí xuống rễ (thường cây có thể chống chịu trong điều kiện ngập khoảng 30 ngày hoặc hơn nữa) như: Sapô, xoài, mận, …
II. Biện pháp khắc phục và phục hồi vườn cây trong và sau ngập lụt?
1. Trường hợp ngập lụt trên 2 ngày cần làm:
Trong trường hợp lá vẫn còn xanh và có mang trái thì nên mạnh dạng dùng kéo dài để cắt 1 phần hoặc tất cả trái đi để cứu cây.
Phun qua lá sử dụng 500ml Super Kẽm + 240ml Nutri gold + 310g Ekawa 800WP/200 lít và phun ít nhất 3 – 5 ngày/lần để kéo dài tuổi thọ của cây cho đến khi nước rút.
2. Trường hợp sau ngập khi nước đã rút
Việc đầu tiên là phải tạo mọi điều kiện để thoát hết nước trong vườn cây, vườn nào thấp dễ đọng nước nên đào mương, đánh rãnh để nước rút xuống càng nhanh càng tốt.
Khi nước rút hoàn toàn, lưu ý không nên làm gì cả cho đến khi đất khô, không nên mang thiết bị nặng, người hoặc vật nuôi để giẫm đạp lên khu vực dưới gốc cây. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống rễ của cây làm cho cây bị ngạt khí và có thể chết.
Sau khi đất khô, tiến hành phá váng bằng cách dùng cào, cào nhẹ lớp đất bề mặt vừa khô, nứt nẻ để không khí đi xuống dưới dễ dàng, nhằm cung cấp oxy cho rễ hô hấp tốt. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học vào thời điểm này để bón gốc.
Sau khi phá váng tiến hành sử dụng 480ml Hussa 722SL + 400ml ATC P500 + 110g Biotop 30WP/200 lít, phun lên thân và tưới toàn bộ bề mặt đất quanh gốc. Giúp ổn định pH đất, kích rễ mới và giúp giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất lưu tồn trong thời gian ngập nước, diệt nấm, vi khuẩn gây hại rễ như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora, Erwinia,..
Tiếp theo, cắt tỉa cho cây thông thoáng, để giảm mất nước và tăng tốc độ ra lá mới. Đối với cây hiện đang đậu trái, loại bỏ một phần lượng trái vẫn còn trên cây. Để cây trồng phục hồi nhanh hơn thì tưới gốc bằng 1kg Atatot Plus + 1 lít Linh Đơn/200 lít, tưới định kỳ 15-20 ngày/lần và kết hợp phun đều lên tán lá 500ml Super Kẽm + 240ml Nutri gold + 310g Ekawa 800WP để giữ bộ lá, dưỡng lá, phun định kỳ 10 ngày/lần cho đến khi lá non mọc thành lá lụa.
Sau đó tưới nhẹ bằng DAP pha loãng tưới quanh vùng tán cây. Kết hợp phun đều lên tán lá 240ml Nutri gold + 310g Ekawa 800WP/200 lít nước để giữ bộ lá, dưỡng lá
Rồi 20-30 ngày sau bón phân nhẹ từ 100g Atatot Plus kết hợp với 100-200 gam NPK (16-16-8 TE, 20-20-15TE)/gốc.
Nếu trên lá có xuất hiện bệnh thán thư, cháy lá, khô cành, chết đọt,..Sử dụng bộ sản phẩm 400ml Tutin 40SL + 200ml Acaben gold 24SC/200 lít nước, phun ướt đều tán lá. Nếu bệnh nặng phun lập lại lần 2 sau 7-10 ngày.
Sau đó bà con theo dõi và nâng dần việc sử dụng phân, thuốc trên vườn cây của mình; để dần dần trở lại việc chăm sóc bình thường.
III. Kết luận
Các sản phẩm trên được phân phối độc quyền bởi Tập đoàn MAK. Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp, MAK cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho bà con nông dân.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm khác của Tập đoàn MAK, quý bà con nông dân có thể truy cập website: Makgroup.net hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 1800 9227 – 0813 27 27 27 để được hỗ trợ tốt nhất.
BẢO VỆ CÂY TRỒNG – NHÀ NÔNG THỊNH VƯỢNG