Một trong những kẻ thù lớn nhất của cây lúa chính là lúa cỏ và cỏ dại. Đây là những đối tượng dịch hại nguy hiểm mà từ đầu vụ tất cả nhà nông đều quan tâm phòng trị chúng.
Lúa cỏ còn có nhiều tên gọi khác như lúa ma, lúa hoang, lúa dại, … cùng là loài lúa như lúa trồng (tên khoa học là Oryza sativa) nhưng là loài phụ (nhiều tài liệu sử dụng tên khoa học là Oryza sativa f. spontanea). Lúa cỏ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng làm giảm sinh trưởng của cây lúa trồng (lúa sạ).
Lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, hạt rất dễ rụng nên có khả năng lây lan nhanh, khó phòng trừ, thậm chí gây thất thu năng suất từ 15-20%, thậm chí mất trắng. Ruộng bị nhiễm lúa cỏ nặng làm giảm phẩm chất gạo cũng như giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
Không chỉ lúa cỏ, các loại cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác lác, cỏ lá rộng cũng là những mối đe dọa đáng kể. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, sớm ngay từ đầu vụ bà con có thể mất đến 30-50% năng suất, gây thất thoát kinh tế lớn.
1. Đặc điểm lúa cỏ
- Đặc điểm hình thái và sinh trưởng:
+ Giai đoạn 5-10 ngày sau nảy mầm: Cây lúa cỏ sinh trưởng nhanh, thân mảnh và đứng, phiến lá nhỏ, có màu vàng hơn lúa trồng.
+ Giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái: Cây lúa cỏ đẻ nhánh kém, thân mảnh, lóng vươn dài, lá thưa, phiến lá nhỏ, khóm lúa có màu vàng hơn lúa trồng.
+ Giai đoạn trổ bông: Lúa cỏ trổ sớm hơn lúa trồng từ 5-7 ngày, thời gian trổ kéo dài, trên bông có hạt đang phơi màu, hạt ngậm sữa, hạt chắc xanh nên không có sự đồng đều về màu sắc bông lúa như lúa trồng; hạt có râu dài hoặc không có râu; hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục màu vàng - vàng sẫm, có dạng hạt có mỏ tím, tỉ lệ lép cao.
- Một số đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Qua nhiều vụ canh tác, lúa cỏ cũng có sự giao phấn (tỷ lệ nhỏ) với lúa trồng, việc này khiến nhà nông khó nhận biết và khó quản lý hơn.
+ Thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hạt lúa rất dễ rụng ngay cả khi có gió thoảng qua. Sau khi hạt rụng xuống nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm ngay, nếu gặp điều kiện bất thuận (khô hạn, vùi sâu trong bùn, …). Do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ lâu trong đất và tăng dần số lượng qua các vụ. Cây lúa cỏ thường xuất hiện ở tất cả các vụ trồng lúa
Những nguyên nhân sau đây làm cho lúa cỏ lây lan nhanh:
- Hạt lúa cỏ lưu tồn trong đất và lây lan sang vụ sau.
- Hạt giống bị lẫn lúa cỏ.
- Người dân tự để giống lúa, nhất là sử dụng giống trong vùng đã nhiễm lúa cỏ để gieo cấy cho vụ sau làm gia tăng lúa cỏ trên đồng ruộng.
- Thời gian chuyển vụ ngắn nên nguồn hạt lúa cỏ lưu tồn trên đồng ruộng từ những vụ trước chưa được xử lý.
- Hạt lúa cỏ có thể di chuyển, phát tán theo nguồn nước, nhờ chim hoặc theo máy móc nông cụ (máy làm đất, máy gặt, …) từ ruộng này sang ruộng khác.
Từ những tác hại trên nhà nông cần phải diệt lúa cỏ và cỏ dại sớm ngay từ đầu vụ, vì nếu để chúng lớn lên mới trị thì vô cùng khó diệt và tốn rất nhiều chi phí.
Vậy đâu là giải pháp giúp diệt sạch lúa cỏ, cỏ dại mà vẫn bảo vệ cây lúa, giúp ruộng lúa của nhà nông phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt?
3. Giải pháp diệt lúa cỏ và cỏ dại hiệu quả
Biện pháp canh tác:
-
Chọn giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để giống lúa đối với ruộng đã bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước; loại loại bỏ hạt lép lửng trước khi ngâm ủ.
-
Những vùng có tập quán sạ lan (gieo vãi) mà nhiễm lúa cỏ cần chuyển sang sạ hàng hoặc cấy (cấy tay hoặc cấy bằng máy) để giúp dễ dàng nhận biết, loại bỏ lúa cỏ ngay từ khi cây còn nhỏ.
-
Khi cho nước vào ruộng để làm đất cần đặt lưới chắn hạt lúa cỏ tại đầu đường dẫn nước vào ruộng.
-
Những ruộng bị nhiễm nặng lúa cỏ ở vụ trước thì đầu vụ sau bơm nước vào và tiến hành cày xới, san phẳng rồi rút cạn nước ruộng để nhử lúa cỏ nẩy mầm. Khi cây lúa cỏ có 3 - 5 lá thì diệt lúa cỏ và xới đất, trục chạc để gieo sạ lúa.
-
Khi gặt xong có thể đưa vịt vào ruộng để ăn các hạt lúa rụng trên ruộng trong đó có cả hạt lúa cỏ.
Biện pháp hóa học:
-
Sử dụng thuốc hóa học để diệt lúa cỏ và cỏ dại là biện pháp được rất nhiều ba con lựa chọn vì sự tiện lợi và hiệu quả cao.
- Do lúa thường, lúa cỏ và cỏ dại có ngưỡng chịu thuốc hóa học gần tương đương nhau nên việc chọn thuốc để diệt sạch lúa cỏ và cỏ dại vẫn là vấn đề nan giải của nhà nông.
Để giúp nhà nông kiểm soát hiệu quả lúa cỏ, cỏ dại trong ruộng lúa một cách triệt để, Tập Đoàn Mak tự hào chia sẽ đến cho bà con bộ đôi MASARO 55OD + MAK BI 60SC
Trong đó,
Masaro 55OD là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm, với sự kết hợp từ 02 hoạt chất tiên tiến là Pretilachlor 49,5% + Bensulfuron methyl 5,5%. Masaro 55OD diệt hiệu quả lúa cỏ (lúa cơi) và các loại cỏ có trong ruộng lúa như cỏ đuôi phụng, cỏ gạo, cỏ lá rộng và nhóm cỏ chác lác. Thuốc dạng OD an toàn cho lúa không gây chết vũng.
Mak Bi 60SC là phân bón lá trung vi lượng cao cấp được nhập khẩu từ Ấn Độ. Mak Bi 60SC cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây, giúp hạt giống phát triển tốt trong điều kiện bất lợi (khô hạn, mưa bão, xì phèn, nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ,...), mầm mập rễ khỏe, lúa đẻ nhánh sớm, tăng chồi hữu hiệu, giúp lúa đạt năng suất tối đa và giúp tăng sức đề kháng cho cây.
4. Ưu điểm vượt trội của sản phẩm
Với các hoạt chất và chất phụ gia đặc biệt, bộ sản phẩm được nhà nông đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Diệt sạch lúa cỏ, cỏ dại đến 90%: Đảm bảo ruộng sạch ngay từ đầu vụ, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh.
- Dạng OD an toàn cho lúa: Không gây chết vũng, không làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm và phát triển của cây lúa.
- Giúp mầm lúa khỏe, đẻ nhánh sớm: Hỗ trợ lúa sinh trưởng tốt ngay từ đầu vụ, giúp tăng năng suất.
- Tiết kiệm công lao động, chi phí: Giảm thiểu công nhổ cỏ, làm cỏ bằng tay, nâng cao năng suất lúa, tiết kiệm thời gian, chi phí rất nhiều cho bà con nông dân.
5. Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Đôi Hiệu Quả
Để diệt lúa cỏ, cỏ dại hiệu quả, an toàn, theo kinh nghiệm của nhà nông chia sẻ :
Phun Lần 1 –Diệt lúa cỏ (lúa cơi)
Thời điểm: Trước sạ 2-3 ngày (sau đợt làm đất cuối cùng).
- Liều lượng: 2 chai MASARO 362ml/1ha.
- Cách phun: Phun đều lên mặt ruộng khi ruộng có nước. Sau đó rút nước từ từ và tiến hành gieo sạ.
- Lưu ý: Hạt giống trước khi sạ phải được ngâm ủ và ra rễ đều.
Phun Lần 2 – Diệt cỏ, lúa cỏ và giúp mầm lúa mập, mạ khỏe
Thời điểm: Sau sạ 2-3 ngày.
- Liều lượng: 2 chai MASARO 55OD 362ml + 1 chai MAK BI 60SC 400ml/1ha.
- Cách phun: Phun đều lên ruộng
- Lưu ý: Không để ruộng khô nứt.
6. Chia Sẻ Của Bà Con Nông Dân Sau Khi Sử Dụng
Nhiều bà con nông dân đã thử nghiệm và phản hồi tích cực:
- Anh Nam (Đồng Tháp): "Trước đây tôi dùng nhiều loại thuốc nhưng lúa cỏ vẫn mọc lại. Sau khi sử dụng MASARO và Mak Bi, ruộng sạch cỏ, lúa phát triển đều và khỏe hơn."
- Chị Hạnh (An Giang): "Lúa nhà tôi trước đây thường bị cỏ lồng, đuôi phụng, chác lác rất nhiều, phun thuốc rồi nhưng không diệt hết, tốn rất nhiều phân rãi, còn thuê người đi nhổ. Nhưng khi dùng bộ đôi sản phẩm này, tôi thấy lúa xanh tốt, ít sâu bệnh hơn. Tôi rất hài lòng!"
- Anh Sinh (Tân Thạnh, Long An): " Lúa cỏ khó trị mà tốn chi phí dữ luôn, dùng bộ đôi này hay thật, lúa 55 ngày rồi, 1 mẫu nhổ chừng chắc còn vài ba cây lúa cỏ à, ông nông dân cặp bên qua hỏi thuốc để về xịt quá trời luôn, ok lắm rồi đó!”
- Anh Tân (Hòn Đất, Kiên Giang): " Ruộng lúa nhà tôi đầu vụ cỏ nhiều, mạ lên rất kém, rễ ít do nhiễm mặn. Khi tôi dùng bộ đôi này thấy sạch cỏ, mạ mập, nhiều rễ, để nhánh sớm, tôi thấy rất hay đó!”
Bộ đôi MASARO 55OD + MAK BI 60SC được phân phối bởi Tập đoàn Mak – một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành nông nghiệp với cam kết mang đến cho bà con những sản phẩm chất lượng cao và an toàn.
MAK không chỉ cung cấp giải pháp đặc trị mà còn luôn đồng hành cùng nông dân, giúp nâng cao hiệu quả canh tác.
7. Kết Luận
Lúa cỏ và cỏ dại là mối đe dọa lớn đối với bà con nông dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận. Để giải quyết triệt để vấn đề này, sử dụng bộ đôi MASARO 55OD & MAK BI 60SC là một lựa chọn tối ưu, giúp ruộng sạch cỏ, cây lúa khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bộ đôi MASARO 55OD và MAK BI 60SC hoặc các sản phẩm khác của MAK GROUP, quý khách hàng có thể truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 1800 9227 – 0813 27 27 27 để được hỗ trợ.